Thẻ title HTML là tiêu đề “chính thức” của một trang. Đây là những gì sẽ được hiển thị trong SERPS (các trang kết quả của công cụ tìm kiếm). Nó nằm trong <head> </head> và hãy đọc những gì đặc biệt về title trong nội dung dưới đây
Một khi bạn bắt đầu với SEO On-Page, nhiệm vụ đầu tiên trong danh sách của bạn là tối ưu hóa thẻ title. Thẻ title rất quan trọng đối với SEO vì hai lý do chính.
Thứ nhất, thẻ title được hiển thị trong kết quả tìm kiếm do đó đây là những gì người dùng nhìn thấy ngay cả trước khi truy cập vào trang web của bạn và thứ hai, nó đưa ra một gợi ý lớn cho các công cụ tìm kiếm biết trên trang đó là gì.
Sự kết hợp này làm cho việc tối ưu hoá các thẻ title là một bước quan trọng trong toàn bộ quá trình SEO.
Trong bài viết này, bạn sẽ học được thẻ title HTML của bài viết, sự khác nhau giữa thẻ title và tiêu đề bài viết là gì, cách viết các thẻ title tốt trước khi xuất bản và cách tối ưu hóa các thẻ title của bạn sau khi xuất bản (đây là điều cần thiết nên đọc).
Thẻ title là gì?
Mỗi trang hoặc bài đăng được xuất bản trên Internet có thẻ tiêu đề HTML <title> </ title> được xác định trong <head> </ head> của trang.
Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ CMS hiện đại như WordPress, thẻ tiêu đề được tạo tự động dựa trên những gì được viết trong tiêu đề của một trang hoặc bài đăng.
Vì vậy, về cơ bản thẻ title HTML là tiêu đề “chính thức” của một trang. Đây là những gì sẽ được hiển thị trong SERPS (các trang kết quả của công cụ tìm kiếm) nhưng không nhất thiết giống như những gì người dùng sẽ thấy khi truy cập vào trang của bạn (đó là tiêu đề của trang – hiểu thêm về điều này bên dưới).
Thẻ Title cũng được sử dụng làm tiêu đề của trang hoặc bài đăng khi được chia sẻ trong phương tiện mạng xã hội. Ví dụ: khi bạn dán liên kết trên Facebook, đoạn mã sẽ hiển thị tiêu đề của trang và một số thứ khác.
Làm thế nào để tìm ra title của một trang là gì?
Có 2 cách dễ dàng để kiểm tra giá trị của thẻ <title> cho bất kỳ trang hoặc bài đăng nào.
Cách 1: Mở một cửa sổ trình duyệt mới và truy cập đến URL của trang. Nhấp chuột phải vào bất kỳ vị trí nào trên trang và chọn VIEW SOURCE. Tìm kiếm (Ctrl F) <title>.
Bất cứ điều gì được bao gồm trong <title> </ title> là tiêu đề trang.
Cách 2: Cách nhanh hơn để xem title của trang là di chuyển chuột lên cửa sổ tab trình duyệt.
Các trình duyệt như Chrome, Safari và Firefox, Coccoc sẽ hiển thị cho bạn tiêu đề trang. Hình ảnh trên là một ví dụ về cách thức đặt tiêu đề cho bài viết tự học SEO của tôi được hiển thị trong tab trình duyệt.
Sự khác nhau giữa thẻ title và thẻ Heading là gì?
Trước khi tiến hành bước tối ưu hóa và cách bạn có thể viết các title hay, cần phải hiểu sự khác biệt giữa thẻ title trang và thẻ H1.
Như đã đề cập ở trên, các nền tảng như WordPress tạo title tự động giống như tiêu đề của trang, bai viết trong trình soạn thảo WordPress.
Một khi bạn nhấn xuất bản, cả hai đều có cùng giá trị nhưng trong nhiều trường hợp, đây là hai thứ khác nhau.
Hãy xem hai ví dụ dưới đây:
Trong ví dụ trên cả title trang và Heading 1 trang đều giống nhau nhưng trong ví dụ bên dưới đây thì title trang có giá trị khác với Heading 1.
Nói cách khác, hai điều này không nhất thiết phải giống nhau. Như chúng ta sẽ thấy bên dưới, bạn có thể tuỳ chỉnh title trang của bạn khác với Heading 1 (H1).
Cách làm cho thẻ title khác với từ Heading trang?
Cách phổ biến nhất là cài đặt plugin Yoast SEO. Sau khi kích hoạt trên trang web WordPress của bạn, Yoast SEO sẽ thêm một hộp thêm bên dưới mỗi bài đăng cho phép bạn tuỳ chỉnh title của trang.
Nếu bạn không muốn sử dụng Plugins Yoast SEO thì bạn nên sử dụng themes có chức năng tùy chỉnh title. Mặc định các themes của WordPress hoặc các themes của các nhà thiết kế web là khá ít có tùy chỉnh này. Tôi sử dụng Yoast SEO bởi vì ngoài việc tùy chỉnh title tôi còn sử dụng nó cho nhiều chức năng khác.
Nên để Title và Heading là giống nhau hay khác nhau?
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà nhiều người mới bắt đầu làm quen với SEO hỏi tôi là liệu họ có nên đặt title và Heading trang giống nhau không.
Đáp án đơn giản. 90% trường hợp đều có cùng giá trị vì hầu hết các công cụ CMS và trang web đều được định dạng theo cách này và điều này hoàn toàn tốt.
Vì vậy, không có gì sai khi có cùng giá trị. Đây cũng là cách tất cả các bài viết của tôi được cấu hình trong đầu.
Sau đó, như là một phần của quá trình SEO đang diễn ra hoặc trong quá trình kiểm soát SEO (một trong những dịch vụ tiếp thị kỹ thuật số mà chúng tôi cung cấp), tôi có thể quay lại và tối ưu hoá title trang và phân biệt nó với Heading trang.
Tôi sẽ giải thích dưới đây quy trình chi tiết hơn và cho bạn thấy làm thế nào bạn có thể tăng lượng truy cập của bạn bằng cách làm đơn giản là tối ưu title trang của bạn.
Những gì bạn nên hiểu bây giờ là không có vấn đề về SEO nếu cả title trang và heading trang có giá trị như nhau.
Tạo các thẻ title thân thiện với SEO như thế nào?
Bây giờ bạn đã biết về thẻ title là gì và cách nó khác với thẻ H1, chúng ta hãy xem làm thế nào để tạo ra những trang có title tốt cho SEO và thân thiện với người sử dụng.
Thực hành thẻ title tốt nhất
Mỗi trang trong trang web của bạn phải có một thẻ title duy nhất
Mỗi trang (bao gồm cả trang chủ và bài đăng của bạn) phải có một title duy nhất. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được các trang cụ thể khác với các trang khác trên trang web của bạn.
Hãy nhớ rằng một trong những công việc phức tạp nhất của trình thu thập công cụ tìm kiếm phải thực hiện trong quá trình lập chỉ mục, là hiểu nội dung và bối cảnh của một trang, và title trang là một cách tuyệt vời để giúp đỡ họ theo cách đó.
Lưu ý: Nếu bạn đang làm một trang web thương mại điện tử, hãy đọc bài viết của tôi SEO trang chủ web thương mại điện tử để biết thêm các mẹo về cách tối ưu hóa title trang chủ của một trang web thương mại điện tử.
Title trang phải mô tả chính xác nội dung trang
Hãy suy nghĩ về tiêu đề (title) như một bản tóm tắt rất ngắn của trang. Tiêu đề tốt có liên quan đến nội dung trang. Không cố gắng lừa công cụ tìm kiếm bằng cách cung cấp cho một tiêu đề mà không đúng sát với nội dung.
Đây là một thực tiễn SEO rất xấu mà có thể diệt hoàn toàn thứ hạng của bạn bởi vì bạn sẽ bị xếp vào một hình phạt cố ý lừa người dùng.
Bạn có thể hiểu rõ hơn với một quy trình mà người dùng đang tìm kiếm một thứ gì đó trên Google, nhấp chuột vào một trong những kết quả hàng đầu, ghé thăm một trang nhưng không thấy nó thú vị và trở lại với kết quả tìm kiếm và nhấp chuột vào danh sách thứ hai vv
Google có thể xác định hành vi của người dùng này và nếu nhiều người dùng đang làm cùng một điều đó thì có nghĩa là họ không hài lòng với kết quả tìm kiếm của Google.
Các thuật toán của Google sẽ đẩy thứ hạng của các trang cụ thể xuống và hiển thị các trang khác cho người dùng cho đến khi việc thực hiện thoát ra của người dùng giảm tối thiểu, dấu hiệu này cho thấy người dùng hài lòng với kết quả được liệt kê.
Tôi sẽ giải thích riêng về kỹ thuật này ở một bài đăng tiếp theo
Titles phải ngắn gọn và chứa đựng thông tin (thường ít hơn 60 ký tự)
Hướng dẫn chung cho chiều dài tiêu đề là từ 50-60 ký tự. Hầu hết các chuyên gia và công cụ SEO đều sử dụng hướng dẫn này vì đây là số trung bình số ký tự được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google cho một đoạn mã title.
Vì vậy, một trong những lý do bạn nên thích thực hiện title ngắn hơn số đó thay vì dài hơn là để đảm bảo rằng title của bạn sẽ được hiển thị mà không bị ngắt đoạn trong danh sách xếp hạng kết quả tìm kiếm, cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn và CTR cao hơn.
Titles nên bao gồm các từ khoá mục tiêu của bạn (nhưng không nhét từ khoá)
Điều này cực kỳ quan trọng. Tiêu đề được tạo tốt sẽ bao gồm từ khóa mục tiêu của bạn. Đây không phải là chống lại bất kỳ nguyên tắc của Google, trái lại đây là một thực hành SEO tốt.
Tiêu đề hay giúp cả công cụ tìm kiếm và người dùng hiểu nội dung của trang, và việc đặt các từ khóa của bạn trong tiêu đề là một bước tiến tới hướng đó.
Chúng ta sẽ thấy dưới đây một số ví dụ về cách thực hiện điều này mà không phóng đại. Nhồi nhét từ khóa (nghĩa là lặp lại các biến thể của cùng một từ khoá) trong tiêu đề (và nội dung bạn nói chung), nên tránh.
Tạo title cho người dùng chứ không phải công cụ tìm kiếm
Điều này cũng rất quan trọng. Tiêu đề của bạn phải đủ hấp dẫn để thu hút sự chú ý của người dùng.
Dưới đây là một số hướng dẫn dễ dàng để làm theo để tạo ra tiêu đề hấp dẫn đó là cả thân thiện với người sử dụng và thân thiện với SEO.
#1 Sử dụng từ biểu cảm trong title của bạn
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các bài viết có title chạm được đến cảm xúc được chia sẻ nhiều hơn.
Điều này liên quan chặt chẽ với các tiêu đề bài đăng vì trong đa số trường hợp, mọi người có xu hướng chia sẻ bài đăng chỉ vì tiêu đề. Thực tế là họ thực sự đã chia sẻ nó, nó có nghĩa là nó đã tạo nên sự chú ý đối với họ
Các từ tạo biểu cảm như: thật thú vị, hy vọng, hạnh phúc,…mà bạn có thể liệt kê được ra rất nhiều.
#2 Thêm Dấu ngoặc vào cuối title của bạn
Đây là một kỹ thuật tôi đang sử dụng cũng được chứng minh bởi nghiên cứu.
Title có dấu ngoặc có CTR (tỷ lệ nhấp chuột) cao hơn 33% so với title bài đăng bình thường. Nghiên cứu được thực hiện bởi Hubpost sau khi phân tích nhiều hơn 3 triệu tiêu đề. Hubpost là một Website về digital marketing rất nổi tiếng trên thế giới, tôi thường đọc và hoàn toàn tin tưởng bởi những nghiên cứu có số liệu cụ thể của họ.
Dưới đây là một số ví dụ về title của tôi với dấu ngoặc đơn thực hiện khá tốt.
Có nên thêm tên miền vào title không?
Đó là một câu hỏi rất phổ biến. Câu trả lời là cả có và không.
Bao gồm tên miền của bạn trong tiêu đề:
- Đối với title trang chủ của bạn
- Khi bạn có một thương hiệu mạnh, đặt thương hiệu của bạn vào vị trí đầu tiên của title
- Nếu bạn không có thương hiệu mạnh, bạn có thể thêm tên miền của bạn ở cuối title hoặc bỏ qua nó vì Google sẽ tự động thêm nó vào cuối title bài đăng của bạn trong kết quả tìm kiếm.
Tối ưu hóa URLS của bạn dựa trên title
Mặc dù điều này không liên quan trực tiếp đến việc tối ưu hóa title, một khi bạn tạo tiêu đề của một bài đăng, bạn cũng có thể tối ưu hoá URL.
URL thân thiện với SEO là ngắn, mô tả và bao gồm từ khóa mục tiêu của bạn.
Ví dụ: title bài viết hướng dẫn của tôi là “Tự tay làm SEO toàn diện ( Hướng dẫn từng bước từ A-Z )”, URL tôi để là “/ tu-tay-lam-seo.html”.
Ví dụ về thẻ Title SEO tốt
Title của Google Adsense
Hãy xem xét một số ví dụ về các thẻ title được tối ưu hóa tốt để hiểu cách các từ khóa có thể trộn lẫn vào title độc đáo tạo ra các title tốt cho cả công cụ tìm kiếm và người dùng.
Google Adsense là một thương hiệu nổi tiếng nên chúng bao gồm họ tên thương hiệu đầu tiên và sau đó là từ khoá mục tiêu “Make Money Online”
Title của Hubspot
Đây là một ví dụ rất hay từ hubspot. Lưu ý cách họ dùng các từ khóa (Ví dụ VR Marketing) được sử dụng với từ số đếm
Title của VietNetGroup
Đây là một ví dụ từ một trong những bài viết của tôi. Nó bao gồm các từ khóa chính, từ khoá phụ đi kèm và dấu ngoặc đơn trong title.
Thực tiễn về title xấu
Ngoài việc thực hiện tốt nhất khi viết title trang của bạn, điều quan trọng không kém là tránh những lỗi này.
Tránh làm titles đối sánh dựa trên từ khóa dài
Trước đây, các titles đó là phù hợp chính xác (đặc biệt là các từ khóa dài) đã được đề xuất nhưng sau khi giới thiệu Rank Brain thì đây không còn là điều phù hợp nữa.
Những gì bạn nên làm là thực hiện nghiên cứu từ khóa của bạn và tìm ra các từ khóa dài để nhắm mục tiêu và sau đó sử dụng chúng như là một phần của tiêu đề của bạn chứ không phải là tiêu đề chính xác của bạn.
Tránh có cùng title giống với đối thủ cạnh tranh
Trước khi viết title trang của bạn, luôn luôn là một cách thực hành tốt để tìm kiếm các từ khóa mục tiêu của Google và phân tích các kết quả hàng đầu.
Nếu bạn sử dụng bản sao chính xác của một tiêu đề trang đã xếp hạng trong Google, thì sẽ rất khó để bạn xếp hạng các vị trí hàng đầu.
Google thích trình bày các tiêu đề khác nhau trong 10 vị trí đầu tiên để tăng cơ hội xuất hiện trong top 10, bạn cần phải phân biệt tên title của mình.
Tối ưu title trang sau khi xuất bản (Phải Đọc)
Khi ban đầu xuất bản một bài đăng, bạn tạo title bài đăng dựa trên các phương pháp hay nhất được mô tả ở trên, nhưng đó không phải là đã kết thúc của câu chuyện.
Là một phần của quá trình SEO đang diễn ra, bạn cần phải quay lại và kiểm tra xem title của bạn đang hoạt động như thế nào và nếu cần thiết có những hành động khắc phục để cải tiến chúng. Bởi vì nhu cầu tìm kiếm của người dùng có thể thay đổi và những gợi ý của Google đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Cải thiện title trang của bạn có thể làm tăng CTR (tỷ lệ nhấp chuột) và thứ hạng của bạn. Việc cải thiện này dựa trên số liệu thống kê nhóm từ khóa người dùng tìm kiếm. Bạn có thể tham khảo mục 7 trong bài viết Cách viết bài chuẩn SEO của tôi để có xem hướng dẫn phân tích
Bạn có thể sử dụng chính xác thủ tục tương tự ở trên để cải thiện vị trí xếp hạng của các bài đăng cũ của bạn bằng cách thay đổi title của bạn.
Đây là một tổng quan tôi tóm tắt lại:
- Tối ưu hóa title của bạn và xuất bản bài đăng của bạn.
- Sau 5-6 tháng quay trở lại và kiểm tra vị trí xếp hạng của bài đăng cho các từ khoá khác nhau.
- Thay đổi title của bạn để bao gồm các từ khóa có lượng truy cập tìm kiếm hàng tháng tốt.
- Gửi lại bài đăng lên Google bằng cách sử dụng chức năng tìm nạp và hiển thị của Google Search Console.
- Theo dõi xếp hạng của bạn.
KẾT LUẬN
Title trang rất quan trọng đối với SEO. Có lẽ đây là một trong số rất ít các yếu tố SEO quan trọng từ 15 năm trước đây mà vẫn đang trở nên quan trọng.
Các công cụ tìm kiếm đang tìm kiếm cách nhanh nhất để hiểu những chủ đề được bao phủ bởi một trang và title trang là một gợi ý tuyệt vời.
Mặt khác, người dùng muốn tìm thấy những gì họ muốn nhanh chóng và có tiêu đề nổi bật sẽ khuyến khích họ nhấp vào đoạn hiển thị của bạn trong danh sách kết quả tìm kiếm.
Dành thời gian suy nghĩ về title của bạn và đừng làm nó vội vàng.
Những gì tôi làm khi viết bài đăng blog mới là đưa ra một title ban đầu (sau khi kết thúc nghiên cứu từ khóa của tôi) và khi nội dung bài đăng kết thúc, tôi sẽ sửa lại tiêu đề.
Đừng quên rằng cách tốt nhất để tìm hiểu xem title của bạn có đang hoạt động tốt hay cần cải thiện không là xem lại báo cáo phân tích tìm kiếm của bạn (trong bảng điều khiển Google Search Console) và kiểm tra CTR cho một truy vấn nhất định.
Tăng CTR của một bài đăng đã có một số xếp hạng, sẽ tăng lượng truy cập và có lẽ đó là vị trí xếp hạng tốt được cải thiện.
Dạ chào anh, rất cám ơn những chia sẻ của anh, em đã đọc những bài viết trên website được 1 tháng rồi. Những kiến thức anh chia sẻ rất hay và hữu ích cho e. Em có thắc mắc về vấn đề rút gọn url anh giúp e trả lời với nhé. Ví dụ e có chuyên mục “xin visa” thì url của nó như thế này : domain.com/xin-visa, những bài thuộc chuyên mục của nó như xin visa đi úc, xin visa đi pháp…. thì em có thể rút gọn url như thế này được không anh : domain.com/xin-visa-di-uc, domain.com/xin-visa-di-phap.
Anh giải đáp giúp em với, e cám ơn nhiều ạ.
Không ảnh hưởng gì bạn nhé. Việc này không được liệt kê vào trùng lặp link, tuy nhiên bạn cần chú ý như những gì nội dung bài viết này chia sẻ. Đó là tiêu đề và mô tả tìm kiếm cần mang tính chất độc đáo. Nghĩa là mỗi trang của nó (cả chuyên mục) nên có những riêng biệt.
Nếu bạn chưa nắm rõ về SEO theo chuyên mục và thẻ thì nên đọc BÀI VIẾT NÀY. 🙂