Infographic không phải là hình thức truyền tải thông điệp mới mẻ. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, Infographic được các tổ chức, đơn vị sử dụng rất nhiều để truyền tải thông điệp, tiếp thị, quảng bá, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số. Dưới đây là góc nhìn của tôi về Infographic và những hiệu quả đem lại trong lĩnh vực tiếp thị nội dung (Content Marketting).
Trước khi nói về Infographics, hãy điểm qua một vài số liệu:
- Trong những năm gần đây, Infographic đã trở thành một trong những chiến thuật phát triển nhanh nhất mà các nhà tiếp thị thị giác hiểu biết sử dụng ngày nay.
- Riêng trong năm 2016, Viện tiếp thị nội dung (Content Marketing Institute) đánh giá hiệu quả của infographics tăng nhanh từ 50% đến 58% so với một số chiến lược khác.
I.Trong một Infographic có những gì?
Infographic không đơn thuần là một biểu đồ hoặc một tập hợp đồ thị – sử dụng Infographic sẽ giúp bạn chuyển tải những chủ đề “khó nuốt” đến người đọc một cách dễ dàng hơn. Kiểu kể chuyện trực quan đặc biệt này có thể mang lại nhiều lợi ích cho thương hiệu trong các chiến dịch tiếp thị . Chúng dễ dàng cung cấp cho người tiêu dùng những thứ họ mong muốn tìm hiểu về sản phẩm/vấn đề so với các hình thức quảng cáo, bán hàng truyền thống.
Trong một Infographic thường có các dạng:
Infographic tĩnh: thường bắt đầu với một ý tưởng và sử dụng hình ảnh, đoạn văn bản để kể một câu chuyện, thể hiện nhiều mặt của một vấn đề. Ví dụ về Infographic nói về công việc freelancing sẽ bắt đầu với những ưu điểm của công việc, những điều thú vị mà công việc mang lại, tính hiệu quả, kinh tế,… và kết thúc bằng một số lời khuyên dành cho độc giả. Hay một infographic về những con số biểu đồ thống kê thì thường chi tiết những vấn đề người đọc cần thấy và so sánh được.
Một mẫu Infographic Người Việt Nam đứng đầu thế giới về sự lạc quan
Infographic tương tác: Infographic tương tác thường sử dụng một loạt các hình ảnh chuyển động và văn bản chú thích xuất hiện khi người đọc tương tác bằng cách sử dụng nút cuộn chuột. Đó là một cách thú vị để khiến mọi người quan tâm đến một chủ đề, và nội dung như vậy có xu hướng khiến công ty của bạn nhận được sự chú ý nhiều hơn đến từ khách hàng và các đối tác. Dưới đây là một dạng Infographic tương tác nói về quá trình của một ly cà phê từ khi sản xuất cho đến lúc tới tay người tiêu dùng.
http://nowsourcing.com/coffee/
II.Phân bố thông tin hợp lí trong Infographic của bạn
Có nhiều cách để bạn phân bố các thông tin trong Infographic. Điều này tùy thuộc vào mục đích truyền tải thông điệp của bạn, đối tượng khách hàng, nguồn thông tin và hình ảnh mà bạn đang sở hữu, ý tưởng và bố cục mà người thiết kế mong muốn,…
Bố cục của một mẫu Infographic về não trẻ em
III.Sức mạnh của Infographic
Một mẫu Infographics thật sự hấp dẫn thường được người đọc chủ động chia sẻ rất nhiều, không chỉ trên phương tiện truyền thông xã hội, mà còn thông qua các tin bài liên quan đến chủ đề đó. Đây là một thế mạnh rất lớn mà các công ty, doanh nghiệp,… đặc biệt quan tâm. Các Infographics còn có thể tái sử dụng nhiều lần cho các chiến dịch liên quan sau này.
Để bắt đầu, hãy làm theo 3 mẹo này
Xác định giá trị mà Infographic mang lại: Đây là bước cần được tiến hành cẩn thận. Bạn cần biết được thông tin đưa vào Infographic sẽ đem lại những giá trị gì cho chiến dịch quảng bá của bạn, mức độ đón nhận của người đọc,…
Chú ý mức độ hữu ích: Bạn nên tập trung ưu tiên vào mức độ hữu ích của Infographic đối với người dùng. Nếu chủ đề của Infographic có mức độ hữu ích thấp, chiến dịch của bạn sẽ khó đạt được kỳ vọng như mong muốn.
Tránh nói quá nhiều về công ty của bạn: Tránh lạm dụng Infographic để nói quá nhiều về công ty của bạn. Một Infographic thuần PR sẽ khó mang lại tính lan tỏa, do đó hiệu quả quảng bá có thể không như mong đợi.
Biên soạn: Nguyễn Vĩnh Phúc
Dựa theo NowSourcing
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!